Trường Kỷ còn có tên gọi khác là Tràng kỷ đây là loại bàn ghế gỗ truyền thống của một số nước khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, Tràng kỷ được ưa chuộng và sử dụng ở cả ba miền: Bắc – Trung– Nam. Ghế trường kỷ có lối thiết kế mang đậm nét nghệ thuật của Trung Quốc; có thể là do ảnh hưởng văn hóa từ Trung Quốc từ thời kỳ bị đô hộ. Tuy nhiên, trải bề dày truyền thống phát triển, các bộ truong ky của Việt Nam được các nghệ nhân dày công sáng tạo. Và tạo ra những sản phẩm mang nhiều màu sắc nghệ thuật khác nhau mang đậm dấu ấn văn hóa của dân tộc.

Tuy mỗi bộ bàn ghế trường kỷ có hình thức điêu khắc trang trí khác nhau. Nhưng cấu tạo của các bộ bàn ghế loại này lại giống nhau. Gồm: 2 bộ ghế dài có lưng tựa (gọi là ghế Trường kỷ) và 1 bàn lớn có chiều dài từ 1,8 đến 2m; ngoài ra, người ta cũng có thể bổ sung thêm 1 hoặc 2 ghế đẩu (có nơi gọi là đợt hoặc là cái tíu)

Phân loại Trường kỷ.

Phân loại theo loại gỗ, chất liệu gỗ

Gỗ Gụ .

Gỗ gụ là loại gỗ được ứng dụng trong chế biến sản xuất bàn ghế trường phổ biến nhất hiện nay. Gỗ gụ nằm trong nhóm 1A là một trong số loại gỗ quý nhất trên thế giới. Gỗ gụ có rất nhiều loại nhưng đã là gỗ gụ thì thường rất tốt.

Gụ ta là loại gỗ tự nhiên của Việt Nam, chúng thường được gọi là gụ ta quảng bình. Bởi vì loại gỗ này thường phân bố ở vùng quảng bình. Loại gỗ này là có giá trị nhất trong dòng gỗ gụ hiện nay.

Gụ mật là loại gỗ trồng công nghiệp phân bố chủ yếu ở vùng campuchia và gia lai. Chúng còn được gọi là gỗ gụ căm hoặc gụ gia lai tùy vùng miền.

Gụ Lào được loại gỗ phân bố bên lào, do đặc điểm khí hậu gụ lào tăng trưởng nhanh.

Trường kỷ gỗ Hương.

Gỗ Hương rất phổ biến trên thế giới hiện nay, chẳng ai còn lạ lẫm gì với loại gỗ này. Gỗ hương được ứng dụng rất nhiều trong ngành nội thất. Các sản phẩm đồ gỗ nội thất đều có thể làm từ gỗ hương : bàn ghế, tủ áo, giường, tủ bày đồ…Bàn ghế trường gỗ hương có màu trung tính rất đẹp.

Gỗ Hương Ta : là gỗ hương việt nam được phân bố chủ yếu ở khu vực miền trung. Gỗ Hương việt nam có giá trị cao nhất bởi chất gỗ rất tốt.

Gỗ Hương Lào : là gỗ hương được nhập khẩu từ nước lào loại gỗ này cũng được sử dụng rất phổ biến trong ngành nội thất gỗ.

Gỗ Hương Huyết : hay còn gọi là hương nam phi, chúng thường có màu đỏ sẫm lên người ta gọi là hương huyết.

Ngoài ra còn rất nhiều loại gỗ hương nhưng ít gặp trên thị trường hiện nay như hương bông, hương nu…

Gỗ Trắc.

Gỗ Trắc là một trong những loại gỗ quý hiếm bậc nhất trên thế giới hiện nay. Gỗ trắc có giá trị rất cao chúng được thu mua theo kg chứ không theo kích thước. Gỗ trắc hội tụ mọi tinh hoa của loại gỗ rất bền, chắc, vân rất đẹp… Bàn ghế được làm từ gỗ trắc rất hiếm gặp bởi không đủ gỗ để làm.

Gỗ Trắc Đen : Gỗ trắc đen là loại gỗ sinh trưởng trên vùng đất đồi núi cằn cỗi. Chúng có màu đen tuyền như gỗ mun sừng nhưng nhạt màu hơn. Gỗ trắc đen rất hiếm và có giá trị rất cao.

Gỗ Trắc Đỏ : là loại gỗ sinh trưởng ở vùng đất đồng bằng. Chúng có màu đỏ nhạt vân đen có mùi thơm hắc nhẹ. Gỗ trắc đỏ cũng rất quý hiếm nhưng không có giá trị bằng trắc đen.

Gỗ Trắc Dây : là loại gỗ nhỏ dài nhìn như một sợi dây , thực thế nó là cành và rễ của cây trắc đen và trắc đỏ.

Trường kỷ gỗ Cẩm.

Gỗ cẩm là loại gỗ thuộc chi họ đậu cùng với gỗ trắc và gỗ xưa lên được thừa hưởng những đặc tính tốt. Gỗ cẩm nhìn bề ngoài giống hệt gỗ trắc phải người trong nghề lâu năm mới phân biệt được. Gỗ cẩm có rất nhiều loại : cẩm lai, cẩm thị, cẩm chỉ, cẩm sừng, cẩm nghệ và cẩm nam phi.

Gỗ cẩm lai là loại gỗ có màu đỏ nhạt, có vân gỗ rất đẹp, gỗ có rác màu trắng tươi, không mối mọt.

Gỗ cẩm chỉ được ưa chuộng nhất hiện nay bởi có vân rất đẹp, đường nét vân không theo quy luật nhất định.

Gỗ cẩm sừng có màu đỏ đen sẫm, phải có kỹ thuật mới làm nổi bật được vân gỗ. Chất cẩm sừng rất cứng và bền.

Gỗ cẩm nghệ có màu vàng lên được đặt tên cẩm nghệ, đặc điểm là màu gỗ sáng gây sự chú ý, vân gỗ không được đẹp so với loại gỗ cẩm khác nhưng chất gỗ không hề thua kém.

Gỗ cẩm thị cẩm nghệ có vân màu đen xen lẫn màu trắng vàng, vân gỗ trông rất đẹp và sắc nét. Nhìn thoáng qua cẩm nghệ sẽ làm người ta nhầm lân với gỗ mun hoa.

Gỗ cẩm nam phi có vân và màu gỗ rất giống với cẩm của việt nam. Nhưng chất cẩm nam phi không được như cẩm việt nam.

Trường kỷ gỗ Lim.

Gỗ lim là loại gỗ rất nổi tiếng, không thể ai không biết đến loại gỗ này. Gỗ lim rất chắc và bền độ co gót gỗ rất thấp. Gỗ lim thường được lấy làm cột nhà gỗ, làm cửa….Gỗ lim làm bàn ghế trường thì không được nổi bật bởi tom gỗ lim rất to nhìn thô. Gỗ lim có hai loại gỗ lim lào và lim nam phi, có lim việt nam nhưng rất hiếm.

Trường kỷ Tre.

Nhắc đến tre làm chúng ta liên tưởng đến khung cảnh miền quê dân dã của Việt Nam. Tre được xem là nguồn tài nguyên bền vững, tre mềm dẻo nhưng lại rất cứng cáp khi cần. Tre là một biểu tượng của việt nam, thời xưa nhà cửa, thuyền bè, bàn ghế đều có thể làm bằng tre. Hiện nay tre vẫn là vật liệu không thể thiếu trong đời sống, trường kỷ tre sẽ làm sông lại những năm tháng hào hùng của dân tộc.

Hầu hết các loại gỗ để làm Trường được nêu ở trên đều được khai thác trong nước hoặc nhập khẩu từ một số nước như: Lào, Campuchia, Nam Phi…

Phân loại theo kiểu dáng, kiểu trang trí – chạm khắc

Trường kỷ Ngũ Sơn.

Trường kỷ ngũ sơn là mẫu bàn ghế cổ thường thấy trong không gian phòng khách của địa chủ xưa. Đặc biệt hiện tại trong không gian nhà công tử bạc liêu ở phòng khách dưới tầng 1 vẫn còn kê một bộ trường ngũ sơn. Hầu hết mẫu trường ngũ sơn hiện nay đều lấy mẫu và mô phỏng lại giống siêu phẩm của công tử bạc liêu.

Tam Sơn.

Trường tam sơn là tên gọi của mẫu bàn ghế có tựa chia làm ba bậc. Trường tam sơn, trường ngũ sơn là 2 mẫu bàn ghế được vô cùng ưa chuộng ở khu vực miền tây nam bộ. Hầu như hộ gia đình nam bộ nào cũng có một bộ tam sơn hoặc ngũ sơn trong phòng khách.

Trường kỷTổ ong.

Trường kỷ tổ ông là cách gọi dành cho những bộ bàn ghế có tựa đục những vòng tròn giống hình tổ ong. Chi tiết tổ ong đục sau tựa ghế với mục đích làm tăng độ cầu kỳ và thẩm mỹ của những chiếc ghế trường. Chi tiết tổ ông có thể tích hợp trên bất kỳ bộ trường nào nếu quý khách yêu cầu.

Trường kỷ Trúc nho.

Trường kỷ trúc nho là mẫu bàn ghế được lấy cảm hứng từ đốt trúc, cành nho. Trúc nho dường như là một sự kết hợp vô cùng hoàn hảo. Nhánh nho mềm dẻo nhưng trúc cứng cáp bền bỉ , nho tựa những khóm trúc để vươn lên. Hai chủ thể kết hợp tạo lên một khung cảnh thiên nhiên vô cùng đẹp. Trúc nho từ xưa đã ăn sâu vào nghệ thuật trang trí của việt nam.

Trường kỷ cổ đồ.

Trường kỷ cổ đồ là tên gọi chung của những bộ bàn ghế được đục trạm cổ đồ. Những chiếc lư cổ đĩa cổ sẽ được trang trí lên tựa ghế trường. Trường cổ đồ là mẫu bàn ghế cổ thường thấy ở thế kỷ 19 , thời đó mẫu bàn ghế này rất được ưa chuộng.

Trường kỷ ngũ lân vờn cầu.

Trường kỷ ngũ lân vờn cầu là mẫu bàn ghế được vô cùng ưa chuộng hiện nay. Trường ngũ lân sẽ có tựa được chạm khắc hình ảnh ngũ lân vờn cầu . Xung quang là các chi tiết triện kết hợp chữ thọ và đồng tiền . Tựa được đục thủng tổ ong tạo vẻ thoáng mát cho bộ bàn ghế.

Sen vịt.

Sen vịt là đang nhắc tới hình tượng “Bảo Áp Xuyên Liên” biểu thị cho khoa cử đỗ đạt luôn dành vị trí đứng đầu trong cuộc thi. Trường kỷ sen vịt được gia chủ chơi trong nhà với mong muốn cầu mong đem lại tài lộc.

Trường kỷ Huế.

Huế là cái lôi của bàn ghế trường kỷ, tất cả mẫu bàn ghế này đều được phát triển và cải tiến ra nhiều mẫu bàn ghế khác. Không thể phủ nhận bởi mẫu bàn ghế cổ này từ xưa đã được ưu chuộng trong các không gian của cung đình huế. Được rất nhiều các tầng lớp trong triều đình phong kiến sử dụng.

Đục Tích (Tích tứ dân, tích tam quốc, văn vương cầu hiền…)

Từ xưa các sự tích tứ dân, tam anh đánh lữ bố, tam cố thảo lư lưu huyền đức…đã vô cùng nổi tiếng trên dân gian. Nó được đưa vào truyện tranh, phim ảnh, trong nghệ thuật trang trí nội thất cũng được áp dụng. Chúng vô cùng phổ biến trong ngành nội thất đồ gỗ, được điêu khắc, được khảm nạm vô cùng tinh xảo.

Song tiện.

Trường song tiện là thứ vô cùng phổ biến chúng được làm dễ dàng không đòi hỏi sự công phu. Vì thế bàn ghế song tiện vô cùng phổ biến trong dân gian. Từ xưa chúng đã được tất cả các từng lớp ưa chuộng và sử dụng bởi giá trị phù hợp.